Blockchain là gì?
Hãy tưởng tượng một sổ cái được sử dụng để lưu trữ thông tin giao dịch hoặc dữ liệu được chia sẻ giữa hàng triệu máy tính hoặc thiết bị được kết nối. Blockchain hoạt động tương tự như sổ cái, hơn nữa nó ghi lại thông tin và dữ liệu theo cách không thể thay đổi, không thể hack hoặc xảy ra gian lận gian lận hệ thống.
Cách thức hoạt động của blockchain?
Khi phát sinh một giao dịch mới trong blockchain (ví dự như gửi hoặc nhận tiền), giao dịch đó sẽ được tự động thêm vào một “khối (block)”, sau đó các khối sẽ nối liền với nhau bằng 1 “chuỗi (chain)”.
Ví dụ, khi phát sinh 1 giao dịch, thông tin này sẽ được chuyển đến các máy tính của mạng peer-to-peer network, và sau đó giao dịch đó sẽ được xác thực. Sau đó, nó được thêm vào một khối cùng với các giao dịch khác. Khối này sau đó được băm và khối mới được thêm vào blockchain một cách vĩnh viễn và phân phối cho tất cả những người tham gia.
Tính năng của blockchain là gì?
“Bảo mật”, “Phi tập trung”, “Không cần bên thứ 3”,.. là những gì khiến cho công nghệ Blockchain phát triển vượt bậc, mang tính cách mạng như ngày hôm nay.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về blockchain. Đối với những người mới tiếp cận với công nghệ blockchain, vẫn còn một số điểm khó hiểu về công nghệ này và trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với bạn 3 điều mà bạn có thể đã hiểu sai về BLOCKCHAIN.
01. Blockchain và bitcoin không giống nhau.
Khi nhắc đến blockchain, một số người tin rằng đó là bitcoin vì chúng liên quan khá chặt chẽ với nhau và dễ gây nhầm lẫn.
Nhưng trên thực tế, Bitcoin là một loại tiền ảo (hoặc tiền điện tử), trong khi blockchain là công cụ giúp cho tiền ảo khả thi. Nói cách khác, Bitcoin là một trong những ví dụ điển hiển hình nhất trong những ứng dụng phổ biến của công nghệ blockchain.
Bitcoin hoặc Litecoin đều thuộc Public Blockchain (1 trong 4 loại blockchain). Cụ thể, Public Blockchain cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia đọc/viết/kiểm thử blockchain. Ngoài ra, các loại blockchain này là mở và hoàn toàn minh bạch, do đó bất kỳ ai cũng có thể xem xét bất cứ điều gì tại một thời điểm nhất định trên Public Blockchain.
02. Blockchain chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính?
Ngày nay, công nghệ blockchain không chỉ được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tài chính để lưu trữ thông tin giao dịch một cách minh bạch và đáng tin cậy, mà nó còn được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác.
Ví dụ, trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật, công nghệ blockchain cho phép các nhạc sĩ được nhận tiền trực tiếp khi khán giả mua hoặc nghe một bài hát của họ. Các nền tảng mua hàng trở nên không cần thiết và nhờ vậy chúng ta tiết kiệm được một khoản doanh thu lớn. Các nhạc sĩ được hưởng lợi cả về tài chính lẫn mối quan hệ với người hâm mộ.
Một ví dụ khác áp dụng công nghệ blockchain là bỏ phiếu trực tuyến. Mọi thông tin của cuộc bỏ phiếu sẽ được được ghi lại trong blockchain một cách rõ ràng và minh bạch nên rất khó để thay đổi. Điều đó gây khó khăn cho việc gian lận cử tri bằng cách thao túng phiếu bầu. Hơn nữa, mỗi cử tri sẽ có một hồ sơ đầy đủ và có thể theo dõi kết quả khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.
Hơn nữa, công nghệ này tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như dữ liệu sức khỏe, vận chuyển, dữ liệu nhà máy điện, v.v. và chắn chẵn sẽ là một công nghệ ngày càng quan trọng trong tương lai.
03. Dữ liệu trong một Blockchain là công khai?
Chúng ta thường có một hiểu lầm rằng Blockchain luôn có thể truy cập công khai với tất cả mọi người. Hiểu nhầm này xuất phát từ quan niệm của nhiều người về bitcoin, chúng luôn được công bố rộng rãi trên toàn thế giới.
Nhưng trên thực tế, tiền điện tử (bitcoin) chỉ đơn thuần là một cách blockchain hoạt động, public blockchain. Ngoài ra, còn có các loại blockchain khác nữa như private blockchain or hybrid blockchain. Mỗi loại blockchain sẽ có những mục đích sử dụng khác nhau.
Ví dụ, public blockchain phù hợp cho một tổ chức dân chủ và chính phủ không có thẩm quyền, ngoài ra tổ chức cũng phải khuyến khích càng nhiều người tham gia càng tốt. Ngược lại, private blockchain được các doanh nghiệp trong lĩnh vực hậu cần, tài chính, chăm sóc sức khỏe, v.v. ưa thích bởi tính bất biến và tính hiệu quả của nó. Thành viên chỉ có thể tham gia thông qua lời mời. Trong khi đó, hybrid blockchain là sự kết hợp của cả public blockchain và private blockchain. Thành viên chỉ có thể tham gia mạng lưới chỉ khi họ đáp ứng quy trình xác minh danh tính nghiêm ngặt. Trong số các thành viên đó, chỉ có một số cấp quyền được chỉ định.
Nguồn:
Blockchain: 10 điều bạn cần biết – Bosch ConnectedWorld Blog (bosch-si.com)